Dấu hiệu nhận biết Niệu đạo ra mủ – Phát hiện sớm điều trị dứt điểm

Niệu đạo ra mủ là hiện tượng bất thường của cơ thể ở cả nam và nữ, xuất phát từ các vấn đề bệnh lý về tiết niệu. Tình trạng ra mủ ở niệu đạo diễn ra lâu và kéo dài có thể dẫn tới viêm nhiễm nặng, rất khó để điều trị. Tham khảo qua bài viết dưới đây để cùng Grabacademy hiểu hơn về vấn đề này nhé!

Niệu đạo có chức năng gì?

Niệu đạo là cơ quan nằm trong hệ tiết niệu. Có cấu tạo là một ống dài, được nối từ bàng quang ra lỗ tiểu.

  • Ở nữ: ống niệu đạo dài khoảng 3-5cm, có khả năng đàn hồi tương đối tốt và có thể dãn tới 1cm.
  • Còn ở nam: niệu đạo dài khoảng 18-20cm (ở người trưởng thành), gấp rất nhiều lần so với nữ do có cấu trúc sinh dục khác nhau. Và được chia làm 4 đoạn gồm: niệu đạo trước tiền liệt, niệu đạo tiền liệt, niệu đạo màng và niệu đạo xốp.

Ở cả nam và nữ, niệu đạo có chức năng chính là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Riêng đối với nam, ngoài chức năng dẫn nước tiểu niệu đạo còn có một chức năng quan trọng nữa là dẫn tinh dịch từ túi tinh ra ngoài.

Niệu đạo là bộ phận quan trọng liên quan đến hệ sinh dục và có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Do đó, nếu không được vệ sinh đúng cách hay việc quan hệ tình dục không an toàn sẽ là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về niệu đạo ở cả nam và nữ.

Niệu đạo có chức năng gì?
Niệu đạo có chức năng gì?

Niệu đạo ra mủ là bệnh gì?

Niệu đạo ra mủ là hiện tượng xuất hiện các chất dịch có màu xanh, trắng đục hay hơi ngả vàng… Kèm theo mùi hôi tanh, đôi khi có lẫn máu. Nó được coi như là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh về nam phụ khoa. Theo các chuyên gia, niệu đạo ra mủ là hiện thường gặp ở các bệnh như:

  • Viêm niệu đạo nam-nữ
  • Bệnh lậu
  • Hội chứng tiết dịch ở nam giới
  • Viêm mủ bể thận

Nguyên nhân làm cho niệu đạo ra mủ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho niệu đạo ra mủ ở nam và nữ. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này phải kể đến ở các bệnh lý như là:

Viêm niệu đạo nam – nữ

Do sự xâm phạm và hoạt động mạnh mẽ của các loại nấm men, vi khuẩn, trùng roi qua quá trình quan hệ không an toàn hoặc vệ sinh vùng không sạch sẽ và đúng cách.

Bệnh lậu

Đây là một căn bệnh xã hội, cực kỳ nguy hiểm vì nó có thể gây truyền nhiễm, có khả năng lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Do vi khuẩn gây bệnh lậu thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng và đặc biệt là trong đường niệu đạo của của nam. Khi bệnh ở mức độ nặng, bên cạnh hiện tượng tiểu buốt, tiểu rát, tiểu lẫn máu, thì ở lỗ niệu đạo của bệnh nhân còn thường xuất hiện những giọt mủ xanh chuối, nhất là vào sáng sớm với nam.

Hội chứng tiết dịch ở nam giới

Là triệu chứng bất thường của nam giới có thể liên quan đến bệnh lậu, viêm niệu đạo, viêm bao quy đầu, viêm đường tiết niệu…Khi gặp phải hội chứng tiết dịch, nam giới sẽ xuất hiện tình trạng có dịch mủ hoặc dịch nhầy chảy màu vàng, xanh, trắng đục, đôi khi có lẫn máu từ lỗ niệu đạo.

Viêm mủ bể thận

Bệnh do vi khuẩn gây ra khiến nước tiểu bị ứ đọng dẫn đến tình trạng bội nhiễm, hình thành mủ. Do đó, khi đi tiểu sẽ thấy mủ được hòa lẫn với nước tiêu đi ra.

Phần lớn tình trạng có mủ ở niệu đạo thường xuất hiện khi bệnh lý ở mức độ nặng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như các vấn đề sinh lý khác của con người. Do đó, để điều trị sớm bệnh nhân nên nhận biết và thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng niêu đạo ra mủ
Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng niêu đạo ra mủ

Dấu hiệu nhận biết niệu đạo ra mủ

Niệu đạo ra mủ có thể gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm, do đó cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu điển hình cần phải thăm khám và điều trị ngay:

  • Tiểu rắt, tiểu liên tục: Người bệnh luôn có cảm giác mót tiểu khẩn cấp, buồn đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít hoặc chỉ són vài giọt. Bên cạnh đó, tần suất đi tiểu trong ngày đặc biệt vào đêm sẽ nhiều hơn so với bình thường.
  • Khi đi tiểu có tình trạng bị buốt, nóng rát, rấm rứt ở lỗ niệu đạo.
  • Nước tiểu đục và có màu sắc bất thường, có thể xuất hiện máu hoặc dịch mủ từ vùng sinh dục.
  • Có hiện tượng sưng đau, ngứa ngáy và chảy dịch bất thường đặc và đục như mủ ở bộ phận sinh dục: đầu dương vật (ở nam) và âm đạo (ở nữ), kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Bị đau buốt vùng bụng dưới, cảm giác đau lan ra xương chậu và có thể tăng lên khi quan hệ.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh.

Những dấu hiệu niệu đạo ra mủ của các bệnh lý ở cả nam và nữ tương đối giống nhau. Vậy nên, khi phát hiện các triệu chứng bất thường bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xác định bệnh lý của mình.

Chẩn đoán niệu đạo ra mủ

Niệu đạo ra mủ có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ cần kiểm tra và thăm khám cụ thể như: kiểm tra vùng bụng, bộ phận sinh dục và quan sát niệu đạo của bệnh nhân.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần làm thêm một số xét nghiệm khác như: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, nội soi bàng quang, siêu âm vùng bụng, nuôi cấy dịch tiết, nhuộm gram.

Thông qua quá trình thăm khám, các triệu chứng lâm sàng, chỉ số bệnh sinh bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán. Từ đó, xác định mức độ tình trạng bệnh và đưa các phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân.

Xem thêm: LIỆT DƯƠNG LÀ GÌ? CÁCH TRỊ BỆNH LIỆT DƯƠNG TẠI NHÀ AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Thuốc chữa niệu đạo ra mủ

Niệu đạo nếu xuất hiện mủ lâu ngày và không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như vô sinh, nhiễm trùng máu, suy thận… và ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Hiện nay, cách chữa niệu đạo ra mủ bằng thuốc kháng sinh là phương pháp chủ đạo. Việc dùng thuốc điều trị niệu đạo ra mủ cần dựa vào căn nguyên gây bệnh, tình trạng mức độ bệnh cụ thể của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh phù hợp để ngăn chặn sự bùng phát và lây lan của bệnh.

Những thuốc gì chữa niệu đạo ra mủ?
Những thuốc gì chữa niệu đạo ra mủ?

Phương pháp phòng tránh niệu đạo ra mủ

Niệu đạo có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình bài tiết của cơ thể. Do đó, để phòng tránh niệu đạo ra mủ và các bệnh lý liên quan cần thực hiện các việc như sau:

  1. Vệ sinh vùng kín hợp lý. Nhất là sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi quan hệ.
  2. Uống đủ nước, trung bình khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày. Nhằm lợi tiểu, tránh việc tiểu ít, đạm đặc dẫn đến vi khuẩn tích tụ, gây viêm nhiễm.
  3. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  4. Thăm khám sức khỏe định thường xuyên để phát hiện cũng như hướng can thiệp kịp thời nếu có dấu hiệu của niệu đạo ra mủ.
  5. Nếu đang trong quá trình điều trị bệnh niệu đạo, nên kiêng quan hệ tình dục và luôn giữ tinh thần thoải mái, vận động thường xuyên.

Xem thêm: PHẢI LÀM SAO KHI MẮC NẤM DƯƠNG VẬT? NAM GIỚI PHẢI BIẾT ĐỂ PHÒNG TRÁNH

Trên đây là một số thông tin cơ bản về niệu đạo ra mủ ở cả nam và nữ giới. Khi xuất hiện các các triệu chứng bất thường nên thăm khám kịp thời, không nên chủ quan, chờ bệnh nặng mới đi khám và tự điều trị tại nhà.