Viêm niệu đạo có nguy hiểm không? Cách phòng tránh và điều trị tại nhà

Viêm niệu đạo là một tình trạng thường gặp ở nam giới, nữ giới, đặc biệt trong tuổi trưởng thành. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ thường ngại, hoặc không dám tâm sự, tìm hiểu về tình trạng này. Trong bài viết dưới đây, Grab Academy xin cung cấp cho các bạn những thông tin cần biết về viêm niệu đạo, nhằm nâng cao nhận thức và hỗ trợ điều trị tình trạng bệnh lý này.

Viêm niệu đạo là bệnh gì?

Niệu đạo là một bộ phận trong cơ thể, dạng ống cơ vân, có vai trò dẫn nước tiểu từ bàng quang và tinh dịch (đối với nam giới) ra ngoài cơ thể. Viêm niệu đạo là một tình trạng bệnh lý thuộc loại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu dưới; trong đó niệu đạo của người bệnh bị viêm nhiễm và kích thích.

Triệu chứng điển hình nhất của viêm niệu đạo là tiết dịch niệu đạo và xuất hiện cảm giác đau đớn khi đi tiểu. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do vi khuẩn lây lan và gây nhiễm trùng niệu đạo. Bệnh có thể ảnh hưởng tới người bệnh ở mọi giới tính và mọi lứa tuổi; trong đó nữ giới có nguy cơ bị viêm niệu đạo cao hơn nam giới do sự khác biệt về cấu trúc và giải phẫu đường tiết niệu. Niệu đạo của nữ giới thường dễ bị ẩm ướt và có chiều dài nhỏ hơn nhiều so với dương vật của nam.

Viêm niệu đạo là bệnh gì?
Viêm niệu đạo là bệnh gì?

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo

Phần lớn bệnh viêm niệu đạo xảy ra là do nhiễm trùng từ virus hoặc vi khuẩn. Trong đó, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm vi sinh vật và diễn biến đến tình trạng viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo do bệnh lây nhiễm qua đường tình dục được phân loại thành:

Bệnh viêm niệu đạo do lậu cầu (GCU) – do vi khuẩn Neisseria gonorrhoea. Đây là nguyên nhân chiếm tới 20% trong tổng số bệnh nhân viêm niệu đạo.

Bệnh viêm niệu đạo không do lậu cầu (NGU) – gây ra do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis

Ngoài ra, một số loài vi sinh vật khác cũng có thể gây ra tình trạng viêm niệu đạo ở người bệnh nhưng với tỉ lệ thấp hơn, như: Mycoplasma genitalium – nguyên nhân gây viêm niệu đạo dai dẳng, tái phát nhiều lần; Trichomonas vaginalis, virus Herpes Simplex (HSV-1 và HSV-2), Adeno virus, Treponema pallidum, Haemophilus influenzae – truyền nhiễm qua đường miệng bởi dịch tiết đường hô hấp, qua đó phát triển trong cơ thể và gây viêm niệu đạo, Neisseria meningitides – vi khuẩn này được lây truyền qua hoạt động quan hệ tình dục bằng miệng, Ureaplasma urealyticumureaplasma parvum, các loài nấm Candida

Một số nguyên nhân khác gây viêm niệu đạo mà không phải do tác nhân truyền nhiễm: tổn thương vùng niệu đạo do vật lạ hoặc do các hoạt động y tế quanh vùng niệu đạo không được đảm bảo; kích ứng vùng sinh dục do cọ xát, quần áo chật, quan hệ tình dục mạnh bạo, sử dụng các sản phẩm dễ gây kích ứng như xà phòng, dung dịch vệ sinh phụ nữ, …

Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh có lượng estrogen suy giảm, dẫn đến các tế bào niệu đạo trở nên khô và mỏng hơn, dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến gây viêm niệu đạo đối với phụ nữ cao tuổi.

Đa số bệnh nhân bị viêm niệu đạo do một tác nhân gây ra; tuy nhiên có nhiều trường hợp niệu đạo bị viêm, nhiễm do nhiều tác nhân kết hợp. Điều này xảy ra phổ biến hơn cả đối với nữ giới.

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo

Phân loại viêm niệu đạo

Có nhiều phương pháp để phân loại bệnh viêm niệu đạo. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân biệt và cung cấp thông tin cho bạn đọc về bệnh viêm niệu đạo của nam giới, nữ giới và viêm niệu đạo thể mạn tính.

Viêm niệu đạo nam

Niệu đạo của nam giới có vai trò dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể và dẫn tinh dịch trong những trường hợp xuất tinh. Vì vậy, nam giới có niệu đạo bị viêm, nhiễm sẽ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống tình dục.

Hiện nay, tỉ lệ nam giới bị viêm niệu đạo đang ngày càng gia tăng và có xu hướng tập trung nhiều ở độ tuổi từ 20 – 35 tuổi. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục không an toàn, bừa bãi … có nguy cơ viêm niệu đạo cao hơn cả.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm niệu đạo ở nam giới là quan hệ tình dục không an toàn, dẫn đến nhiễm một số virus, vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, còn một số lý do khác như: tiếp xúc với chất dễ gây kích thích như nước hoa, chất tẩy rửa, hương liệu mạnh, … ; bộ phận sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây viêm nhiễm; thủ dâm hoặc quan hệ tình dục mạnh bạo, tán sỏi bàng quang, nội soi bàng quang … hoặc những tác động cơ học khác lên bộ phận sinh dục; thậm chí do nhịn đi tiểu lâu và nhiều lần. Đây là những nguyên nhân chiếm tỉ lệ không nhỏ trong bệnh sinh viêm niệu đạo ở nam giới.

Nếu không được phát hiện, chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tình trạng viêm niệu đạo sẽ trở nên trầm trọng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: lây lan sự nhiễm trùng sang các bộ phận khác, ảnh hưởng đến đời sống tình dục và cả chức năng sinh sản của nam giới sau này …

Viêm niệu đạo nữ

Ống niệu đạo của nữ giới khá ngắn và thẳng. Bên cạnh đó, niệu đạo cũng nằm rất gần với các bộ phận sinh dục, là nơi dễ ẩm ướt và cũng là môi trường tối ưu của nhiều loại vi sinh vật. Vì vậy niệu đạo của phái nữ có nguy cơ nhiễm trùng và trở nên viêm, nhiễm cao hơn rất nhiều so với nam giới.

Không như nam giới, tình trạng viêm niệu đạo ở nữ giới không chỉ có nguy cơ cao, mà còn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giai đoạn trong cuộc đời. Viêm niệu đạo có thể xảy ra với những bạn gái, những phụ nữ trưởng thành, phụ nữ mang thai và thậm chí là cả đối với phụ nữ độ tuổi mãn kinh.

Một số nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng niệu đạo bị viêm, nhiễm đối với nữ giới: bộ phận sinh dục được vệ sinh chưa đúng cách; tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng như nước hoa, dung dịch vệ sinh phụ nữ, … ; tác động vật lý lên âm đạo như thụt rửa, đặt vòng tránh thai, nạo phá thai, mặc quần lót bó chặt, …; quan hệ tình dục không an toàn; nhịn đi tiểu … Đặc biệt, phụ nữ trong các thời kì sinh lý đặc biệt (kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh …) hoặc có một số bệnh lý về đường tiết niệu có nguy cơ bị viêm, nhiễm niệu đạo cao hơn cả.

Bệnh viêm niệu đạo ở nữ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, dứt điểm thì có thể dẫn đến biến chứng viêm nhiễm các vùng lân cận, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, vô sinh, hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nếu phụ nữ bị viêm niệu đạo trong thời kì mang thai.

Phân loại viêm niệu đạo
Phân loại viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo mạn tính

Tình trạng viêm niệu đạo nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hiệu quả thì sẽ diễn biến đến viêm niệu đạo mạn tính. Đây là viêm niệu đạo giai đoạn nặng, khó kiểm soát cũng như chữa trị dứt điểm và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn cho sức khỏe.

Viêm niệu đạo mạn tính có thể xảy ra ở mọi giới tính và lứa tuổi. Tuy nhiên, tỉ lệ viêm niệu đạo mạn tính thường xảy ra cao hơn đối với nữ giới.

Nguyên nhân dẫn đến tiến triển viêm niệu đạo mạn tính từ bệnh nhân viêm niệu đạo:

  • Tự ý chẩn đoán, mua thuốc và điều trị tại nhà mà không có sự thăm khám, hướng dẫn và chỉ định của những bác sĩ có chuyên môn
  • Khám bệnh tại những cơ sở y tế không uy tín, đáng tin cậy; dẫn đến việc bệnh nhân bị chỉ định sai hoặc không chính xác liệu trình điều trị
  • Bệnh nhân không kiên trì điều trị; tự ý ngưng thuốc, bỏ thuốc khi chưa thấy kết quả thời gian đầu, hoặc do đã đạt được hiệu quả điều trị ban đầu nên chủ quan và tự ý dừng điều trị.
  • Bệnh nhân không tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc sai cách, chế độ dinh dưỡng và vận động không hợp lý, vệ sinh bộ phận sinh dục chưa đạt yêu cầu, quan hệ tình dục bừa bãi trong thời gian điều trị bệnh …

Tất cả nguyên nhân bắt nguồn từ sự chủ quan, thiếu hiểu biết của bệnh nhân đều có thể khiến cho tình trạng viêm, nhiễm niệu đạo trở nên mạn tính, khó kiểm soát và điều trị dứt điểm hơn.

Bệnh viêm niệu đạo giai đoạn mạn tính có thể dẫn đến một số biến chứng như: vô sinh, suy thận, tiểu khó, tiểu buốt, viêm nhiễm các cơ quan lân cận như bàng quang, tuyến tiền liệt, …, suy giảm khả năng tình dục.

Xem thêm: PHỤ NỮ HAM MUỐN CHUYỆN ẤY VÀO LÚC NÀO? THỜI ĐIỂM NÀO HAM MUỐN NHẤT?

Hình ảnh viêm niệu đạo

Dưới đây là một số hình ảnh của căn bệnh này.

Hình ảnh viêm niệu đạo nữ

Viêm niệu đạo nữ

Hình ảnh viêm niệu đạo nam

Viêm niệu đạo nam giới
Viêm niệu đạo nam giới

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng chung và điển hình nhất của viêm niệu đạo là cảm giác đau và khó khăn khi đi tiểu. Tùy theo đặc điểm của từng bệnh nhân và tác nhân gây bệnh mà triệu chứng lâm sàng của viêm niệu đạo có thể khác nhau giữa từng người. Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê ra một số triệu chứng và dấu hiệu điển hình, dễ nhận biết nhất của tình trạng viêm niệu đạo ở nam giới và nữ giới.

Triệu chứng viêm niệu đạo nam

Xuất hiện cảm giác đau đớn và nóng rát khi đi tiểu

Dương vật tiết ra dịch niệu đạo, mủ hoặc nhầy

Ở vị trí lỗ của dương vật có cảm giác ngứa, nóng rát và khó chịu

Nước tiểu hoặc tinh dịch có lẫn máu

Bệnh nhân khó khăn trong việc đi tiểu và/ hoặc kèm những vết sưng, loét, ngứa rát tại dương vật

Người bệnh cảm thấy đau và khó khăn khi quan hệ tình dục

Trong một số trường hợp đặc biệt, còn xuất hiện kèm một số triệu chứng đường hô hấp trên như: ho, ngứa rát họng, …

Triệu chứng viêm niệu đạo nữ

Hay có cảm giác buồn tiểu, tần suất đi tiểu thường xuyên và cao hơn bình thường

Xuất hiện triệu chứng tiểu khó, đau, buốt khi đi tiểu, tiểu không hết

Nước tiểu có thể đục hơn, có lẫn mủ hoặc máu

Vùng niệu đạo có cảm giác nóng, rát, kích ứng, sưng đỏ

Có sự bất thường về tiết dịch nhầy âm đạo: tiết dịch nhiều hơn bình thường, dịch có màu bất thường như xanh, vàng; dịch có thể có mùi hôi và có lẫn mủ

Cảm giác khó khăn, đau đớn khi quan hệ tình dục

Bệnh nhân còn có thể có một số triệu chứng khác như: mệt mỏi, sốt, đau bụng dữ dội (đối với phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt), …

Trong một số trường hợp đặc biệt ở cả nam và nữ, tình trạng viêm niệu đạo không xuất hiện triệu chứng điển hình. Hoặc ở một số trường hợp khác, biểu hiện của viêm niệu đạo xảy ra đồng thời hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vì vậy, khi nhận thấy bất cứ biểu hiện bất thường gì trên cơ thể hoặc trên bộ phận sinh dục, niệu đạo, các bạn cần nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất.

Triệu chứng viêm niệu đạo
Triệu chứng viêm niệu đạo

Chẩn đoán viêm niệu đạo

Để có thể chẩn đoán được bệnh và tác nhân gây viêm niệu đạo, cũng như tìm ra phác đồ điều trị thích hợp với từng bệnh nhân; các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và đánh giá dựa trên những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

Quy trình chẩn đoán

Đầu tiên, bác sĩ thăm khám bệnh nhân và đưa ra những chẩn đoán sơ bộ về tình trạng của bệnh nhân thông qua đánh giá các triệu chứng lâm sàng. Các bác sĩ sẽ khai thác các thông tin của bệnh nhân về triệu chứng, lý do khám bệnh, chế độ sống và sinh hoạt tình dục … Sau đó có thể kiểm tra vùng sinh dục để tìm và đánh giá các vết sưng đỏ, loét, mức độ tiết dịch, đặc điểm dịch nhầy, …

Sau khi xác định tình trạng của bệnh nhân, người bệnh sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm cận lâm sàng tùy theo mức độ bệnh và phán đoán của bác sĩ để xác định chính xác bệnh và loại vi sinh vật gây bệnh.

Người bệnh sẽ nhận được kết quả xét nghiệm sau 1 – 3 ngày. Khi đó các bác sĩ có thể kết luận chính xác về tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, qua đó chỉ định phác đồ điều trị hiệu quả và tối ưu nhất.

Xét nghiệm viêm niệu đạo

Khi có nghi ngờ viêm niệu đạo, các bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân: thấm dịch niệu đạo/ dịch âm đạo vào một cái gạch sạch, lấy mẫu nước tiểu, mẫu máu (nếu cần thiết) … và đem mẫu bệnh phẩm đi phân tích, soi hoặc xét nghiệm.

Một số tiêu chuẩn xét nghiệm thường được các bác sĩ áp dụng khi chẩn đoán viêm niệu đạo:

  • Tìm thấy số lượng tế bào bạch cầu nhiều hơn bình thường trong nước tiểu hoặc dịch âm đạo, dịch niệu đạo
  • Tiến hành nhuộm Gram để tìm vi khuẩn trong nước tiểu – tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán viêm niệu đạo. Từ phương pháp này có thể xác định được tác nhân gây viêm niệu đạo như: Neisseria gonorrhoea, Chlamydia trachomatis, … và một số vi sinh vật khác
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm máu nếu có nghi ngờ nhiễm virus HIV, giang mai, …

Hiện nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại, đã có một số phương pháp khác được nghiên cứu để xét nghiệm viêm niệu đạo. Nhưng những xét nghiệm cận lâm sàng nói trên vẫn được coi là tiêu chuẩn để xác định viêm niệu đạo và có độ đặc hiệu, độ chính xác rất cao.

Khám viêm niệu đạo ở đâu?

Người bệnh nếu xuất hiện triệu chứng hoặc có nghi ngờ bị viêm niệu đạo, có thể thăm khám và chẩn đoán tại các bệnh viện, phòng khám, các cơ sở khám chữa bệnh đa khoa hoặc chuyên khoa tiết niệu. Khách hàng cần lưu ý thăm khám tại những địa chỉ uy tín, chất lượng và đáng tin cậy.

Chẩn đoán viêm niệu đạo
Chẩn đoán viêm niệu đạo

Tác hại của viêm niệu đạo

Người bị viêm niệu đạo có thể gặp một số khó khăn trong cuộc sống thường ngày như: khó đi tiểu, tiểu rát, tiểu buốt; xuất hiện một số vùng sưng đỏ, nóng rát tại bộ phận sinh dục; khó khăn hoặc đau đớn khi quan hệ tình dục, …

Nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, chính xác, người bệnh có thể khắc phục hoàn toàn các triệu chứng của bệnh cũng như chữa dứt điểm tình trạng viêm niệu đạo, mà không để lại biến chứng tại niệu đạo hoặc các bộ phận lân cận.

Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, bệnh viêm niệu đạo có thể tiến triển nặng hơn và gây ra những biến chứng khó lường:

  • Viêm niệu đạo mạn tính – tình trạng viêm trở nên nặng hơn, khó kiểm soát và điều trị dứt điểm, có nguy cơ rất cao xảy ra những biến chứng khác
  • Tình trạng viêm, nhiễm trùng có thể lây lan sang các bộ phận khác như thận, bàng quang, … khiến cho cơ thể đau đớn hơn gấp nhiều lần và việc chữa trị trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Hơn nữa, nếu việc trị liệu các hậu quả này quá lâu hay không có hiệu quả, có thể gây ra tổn thương tại các cơ quan, hoặc nhiễm trùng máu, dẫn đến tử vong
  • Viêm niệu đạo còn có thể gây ra nhiều biến chứng trên hệ sinh sản của cả nam và nữ: vô sinh, phù dương vật, viêm hạch dương vật, hẹp niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung, …

Xem thêm: [MẸO] CÁCH CHỮA YẾU SINH LÝ NAM: THUỐC ĐÔNG Y, TÂY Y TỐT NHẤT HIỆN NAY

Chữa viêm niệu đạo như thế nào?

Để có thể điều trị viêm niệu đạo dứt điểm, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ và tinh thần hợp tác, tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Phác đồ điều trị viêm niệu đạo

Phác đồ điều trị viêm niệu đạo được đưa ra dựa trên tác nhân gây bệnh. Dưới đây là phác đồ tham khảo và thường được chỉ định đối với một số vi sinh vật gây viêm niệu đạo thường gặp. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc và điều trị theo phác đồ bên dưới nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Viêm niệu đạo do lậu cầu: Ceftriaxon 250 mg/ liều, tiêm bắp và Azithromycin 1000 mg dùng đường uống.
  • Viêm niệu đạo do Neisseria meningitides: điều trị tương tự như trên
  • Viêm niệu đạo do Chlamydia trachomatis: lựa chọn 1 trong 4 trị liệu:
    Azithromycin 1000 mg – uống 1 liều duy nhất
    Doxycycline 100 mg – uống trong vòng 7 ngày, ngày 2 lần
    Ofloxacin 300 mg – uống 2 lần/ ngày liên tục trong 7 ngày
    Levofloxacin 500 mg – uống 1 lần/ ngày liên tục trong 7 ngày.
  • Viêm niệu đạo do Mycoplasma genitalium: Azithromycin 1000 mg – uống 1 liều duy nhất
  • Viêm niệu đạo do Trichomonas vaginalis: Metronidazol 500 mg, uống trong vòng 5 – 7 ngày liên tục, ngày 2 lần

Ngoài ra, trong một số trường hợp như: tác nhân gây bệnh khác, nhiều vi sinh vật cùng gây bệnh, đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai, người mẫn cảm với thuốc, …) thì sẽ có những phác đồ riêng biệt nhằm điều trị bệnh hiệu quả và giảm thiểu tác dụng không mong muốn của thuốc.

Thuốc chữa viêm niệu đạo ở nam giới

Viêm niệu đạo bản chất là sự viêm, nhiễm trùng ở niệu đạo bị gây ra bởi các loài vi sinh vật. Vì vậy, các thuốc điều trị viêm niệu đạo trên thị trường hiện nay đều là thuốc kháng sinh, kháng nấm. Phác đồ điều trị phía trên của chúng tôi đã liệt kê những loại thuốc thông dụng và hay được chỉ định nhất, như: Ceftriaxon, Azithromycin, Doxycycline, Levofloxacin, Metronidazol, … Bạn đọc có thể tìm kiếm thông tin thuốc và tìm mua rất dễ dàng qua các nhà thuốc trên toàn quốc.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm niệu đạo ở nam giới:

Cần có sự chẩn đoán và hướng dẫn của bác sĩ. Vì mỗi người bệnh có một đặc điểm riêng về tác nhân gây bệnh, thể trạng, độ mẫn cảm thuốc, … nên phác đồ điều trị thuốc có thể là riêng biệt, hoặc phối hợp nhiều thuốc, và không giống người khác, cũng có thể không giống hoàn toàn với phác đồ tham khảo trong bài viết.

Một số loại thuốc có cách dùng đặc biệt như tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch … không được phép tự thực hiện mà phải cần sự thực hiện của nhân viên y tế

Sử dụng thuốc đúng với loại thuốc và nồng độ đã được chỉ định.

Đọc kĩ thông tin sử dụng trước khi dùng, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Bảo quản thuốc theo hướng dẫn và không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng

Thuốc chữ viêm niệu đạo ở nam giới
Thuốc chữ viêm niệu đạo ở nam giới

Chữa viêm niệu đạo bằng thuốc nam

Với nền tảng lâu đời, vững chắc cùng với tinh thần không ngừng kế thừa, nghiên cứu và học hỏi của các lương y, bác sĩ, nền y học cổ truyền của nước ta đang ngày một phát triển. Vì vậy, những bài thuốc chữa viêm niệu đạo bằng thuốc nam hiện nay rất được ưa chuộng.

Ưu điểm của phương pháp điều trị viêm niệu đạo bằng thuốc nam là các loài dược liệu có giá thành hợp lý, lại rất dồi dào và dễ kiếm. Hơn nữa, các bài thuốc nam thường an toàn, lành tính và mang lại nhiều tác dụng khác cho cơ thể. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả điều trị thường chậm, không nhanh như sử dụng thuốc tây, và chúng còn phụ thuộc một phần vào cơ địa của người bệnh. Do đó, các bài thuốc nam thường được dùng để điều trị viêm niệu đạo giai đoạn mới đầu, tình trạng còn khá nhẹ. Còn đối với viêm niệu đạo giai đoạn sau, bệnh tiến triển nặng, thì các bài thuốc nam chỉ được sử dụng như phương pháp hỗ trợ song song với dùng thuốc tây.

Một số bài thuốc hiệu quả, thường được sử dụng để điều trị viêm niệu đạo:

Bài thuốc từ cây ngải cứu: Sắc 40g lá ngải cứu với 15g rễ cỏ tranh, sau đó bỏ bã và pha thêm mật ong, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn. Ngày sắc 1 thang

Bài thuốc từ cây kim tiền thảo: Sắc hỗn hợp 30g kim tiền thảo, 15g hạt mã đề, 15g kim ngân hoa, và 15g dừa nước hoặc hỗn hợp 30g kim tiền thảo, 16g thổ phục linh, 16g mã đề, 16g kim ngân hoa. Lấy nước thuốc, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc từ cây mã đề: Lấy 30g lá mã đề và 30g râu ngô, đun sôi, lọc bỏ bã, thêm đường. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày

Bài thuốc từ cây dứa dại: Sắc 16g rễ dứa dại, 2g cam thảo nam, 16g kim ngân hoa, 12g trạch tả và 16g ý dĩ, uống trong ngày, chia làm 2 – 3 lần uống.

Ngoài ra, người bệnh có thể đun nước lá trầu không hoặc lá trà xanh để ngâm rửa niệu đạo và bộ phận sinh dục trong vòng khoảng 10 phút mỗi ngày. Đây cũng là một phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm, nhiễm bộ phận sinh dục.

Chữa viêm niệu đạo tại nhà

Một số lưu ý khi bệnh nhân điều trị viêm niệu đạo tại nhà:

  • Sử dụng thuốc đúng và đủ liều, tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ
  • Tái khám và kiểm tra lại tình trạng sức khỏe theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm mầm bệnh
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày và sau khi quan hệ tình dục. Cần vệ sinh nhẹ nhàng, đúng cách, tránh tác động mạnh nên cơ quan sinh dục
  • Không nhịn tiểu
  • Cần có chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt phù hợp, lành mạnh, nhằm hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị viêm niệu đạo và nâng cao thể lực, khả năng miễn dịch
  • Hạn chế những kích thích mạnh, tác động vật lý (cọ rửa, quan hệ tình dục mạnh …), tác động hóa chất (nước hoa, chất tẩy rửa …) lên bộ phận sinh dục
  • Mặc quần không bó sát, dễ thấm hút, thoải mái

Xem thêm: NƯỚC HOA VÙNG KÍN FOELLIE CÓ TỐT KHÔNG? CÁCH DÙNG, REVIEW, GIÁ BÁN

Viêm niệu đạo có nguy hiểm không?

Bệnh viêm niệu đạo có thể gây ra một số bất tiện trong đời sống bệnh nhân, như khó đi tiểu, tiểu buốt, chảy dịch niệu đạo, sưng, đau bộ phận sinh dục, … Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, hiệu quả, thì bệnh nhân có thể chữa trị dứt điểm tình trạng viêm niệu đạo và khắc phục được những bất tiện khi bị bệnh. Quá trình xét nghiệm và điều trị viêm niệu đạo khá đơn giản, dễ thực hiện và không quá khó khăn. Chính vì vậy, bệnh viêm niệu đạo khá đơn giản và hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta nếu biết điều trị đúng cách

Viêm niệu đạo chỉ trở nên nguy hiểm khi bệnh nhân chủ quan, không đi khám hoặc điều trị sai cách. Khi đó, viêm niệu đạo có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như viêm tuyến tiền liệt, suy thận, vô sinh, … hay thậm chí là nhiễm trùng máu.

Do đó, mỗi người cần có một đời sống sinh hoạt và tình dục an toàn, lành mạnh. Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể, đừng ngần ngại mà hãy đi khám càng sớm càng tốt. Xin nhắc lại, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát viêm niệu đạo nếu biết chăm sóc và trị liệu kịp thời.

Phân biệt viêm niệu đạo và lậu
Phân biệt viêm niệu đạo và lậu

Phân biệt viêm niệu đạo và lậu

Có nhiều người bị nhầm lẫn giữa viêm niệu đạo và lậu, vì triệu chứng và vị trí biểu hiện của hai bệnh là tương tự nhau và không dễ để phân biệt. Sau đây, chúng tôi sẽ phân biệt một số điểm hay bị nhầm lẫn giữa viêm niệu đạo và lậu

Viêm niệu đạo

Lậu

Nguyên nhân Quan hệ tình dục không an toàn

Nhịn tiểu nhiều và lâu ngày

Tác động cơ học, hóa chất lên bộ phận sinh dục

Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, chu kì kinh nguyệt, có thai, …

Có một tỉ lệ không nhỏ số bệnh nhân bị viêm niệu đạo do virus lậu cầu hoặc viêm niệu đạo tiến triển từ bệnh lậu

Quan hệ tình dục không an toàn

Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch nhầy, mủ có chứa mầm bệnh

Lây từ mẹ sang con trong thời kì mang thai

Triệu chứng
  • Triệu chứng xuất hiện sau khoảng 8 – 20 ngày
  • Khó đi tiểu, tiểu buốt.
  • Ngứa rát, nóng đỏ vùng niệu đạo hoặc bộ phận sinh dục
  • Tiết ra dịch niệu đạo
  • Triệu chứng xuất hiện từ ngày thứ 4 – 6 sau khi lây nhiễm
  • Nóng rát, ngứa vùng sinh dục
  • Tiết dịch nhầy, có thể lẫn máu, mủ màu bất thường
Biến chứng Nhiễm trùng lan sang các bộ phận lân cận, viêm tuyến tiền liệt, phù dương vật, vô sinh, nhiễm trùng huyết Lậu mắt, viêm họng, viêm khớp, viêm hậu môn – trực tràng, nổi hồng ban …

Tóm lại, bệnh lậu có khả năng lây nhiễm cao hơn và có thể dẫn đến tiến triển viêm niệu đạo. Triệu chứng của viêm niệu đạo thường xuất hiện chậm hơn và khác so với triệu chứng của bệnh lậu. Tuy nhiên, cả 2 bệnh đều có thể mắc song song và khá nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Do đó, khi thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên thăm khám ngay để có thể sàng lọc, chẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả nhất.

Cách phòng tránh viêm niệu đạo

Một số phương pháp nên được áp dụng để phòng ngừa và làm giảm nguy cơ viêm niệu đạo:

  • Quan hệ tình dục an toàn, tránh quan hệ bừa bãi, quan hệ với nhiều người
  • Sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ tình dục để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm virus, vi khuẩn
  • Vệ sinh vùng sinh dục sạch sẽ, đúng cách
  • Tránh sử dụng những hóa chất dễ gây kích ứng đến cơ quan sinh dụng như xà phòng, hương liệu, chất tẩy rửa mạnh, …
  • Hạn chế những tác động cơ học lên vùng sinh dục như: thụt rửa âm đạo quá sâu, mặc quần áo bó sát, quan hệ tình dục mạnh bạo, …
  • Thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe vùng niệu đạo và sinh dục
  • Nếu nhận thấy có biểu hiện bất thường, cần nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín
  • Khi được chẩn đoán bị viêm niệu đạo, cần thông báo với bạn tình và những người có nguy cơ hoặc có thể là nguyên nhân lây nhiễm để cùng được chẩn đoán và điều trị. Hãy bảo vệ bạn tình và những người xung quanh.

Giải đáp những vấn đề liên quan

Viêm niệu đạo có tự khỏi không?

Để trả lời cho câu hỏi “Viêm niệu đạo có tự khỏi được không”, hãy cùng chúng tôi điểm qua một số thông tin về viêm niệu đạo:

Cho đến nay, tỉ lệ bệnh nhân tự khỏi bệnh viêm niệu đạo là rất rất thấp; nhưng tỉ lệ bệnh nhân ngập ngừng chưa muốn trị liệu, dẫn đến biến chứng viêm nhiễm nặng hơn là khá cao.

Viêm niệu đạo gây ra do các vi sinh vật làm cho niệu đạo bị nhiễm trùng. Trong cơ thể người nói chung và trong niệu đạo nói riêng, các vi sinh vật sinh sôi và phát triển rất nhanh, thời gian chúng sinh sản và nhân lên được tính bằng giờ, thậm chí bằng phút

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng viêm niệu đạo có thể được trị liệu dứt điểm, nhanh và đơn giản

Ngược lại, nếu bệnh nhân còn chần chừ, ngại ngùng hay vì một lý do gì đó mà không đi điều trị, thì tình trạng viêm nhiễm ống niệu đạo có nguy cơ cao sẽ tiến triển rất nhanh, gây ra nhiều biến chứng khó kiểm soát và phục hồi

Vì vậy, thay vì lo lắng bệnh viêm niệu đạo có thể tự khỏi được không, bệnh nhân nên nhanh chóng khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế, để được bác sĩ chẩn đoán, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hướng dẫn cách tự theo dõi và chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Viêm niệu đạo có tự khỏi không?
Viêm niệu đạo có tự khỏi không?

Bệnh viêm niệu đạo có lây không?

Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị viêm, nhiễm trùng, nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân vi sinh vật. Các vi sinh vật này có thể dễ dàng lây truyền từ người có mầm bệnh sang người khỏe mạnh với nhiều con đường khác nhau. Do đó, bệnh viêm niệu đạo hoàn toàn có thể lây từ người này sang người khác. Một số đường lây truyền mà bạn đọc và mọi người cần chú ý phòng tránh là:

  • Lây nhiễm thông qua đường quan hệ tình dục
  • Lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh: nguồn nước bẩn, sử dụng chung đồ dùng, khăn tắm, quần lót, … với người bệnh
  • Lây truyền từ mẹ sang con khi phụ nữ có thai bị viêm niệu đạo.

Vì vậy, mọi người cần đảm bảo vệ sinh và sức khỏe sinh dục, thường xuyên theo dõi sức khỏe và thông báo với bạn tình nếu phát hiện bản thân bị viêm niệu đạo, nhằm bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh

Viêm niệu đạo và hội chứng niệu đạo N34

Viêm niệu đạo và hội chứng niệu đạo là một nhánh, được kí hiệu là N34, thuộc phân loại Bệnh hệ Tiết niệu Quốc tế ICD – 10.

Các bệnh lý và hội chứng thuộc N34 là:

  • N34: Viêm niệu đạo và hội chứng niệu đạo
  • N34.0: Áp xe niệu đạo (ngoại trừ núm niệu đạo)
  • N34.1: Viêm niệu đạo không đặc hiệu
  • N34.2: Viêm niệu đạo khác (bao gồm loét niệu đạo và viêm lỗ sáo, niệu đạo)
  • N34.3: Hội chứng niệu đạo không đặc hiệu

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc về bệnh viêm niệu đạo. Qua bài viết này, mong rằng độc giả đã nắm được một số thông tin quan trọng như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và một số lưu ý khi chữa bệnh viêm niệu đạo.